Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

Ngủ với đồng nát nhiều hơn ngủ với chồng!



Bạn muốn xem:


Đối với bà Mỹ ở Trung Văn, Từ Văn, Hà Nội thì không có gì là thứ bỏ đi, cái gì cũng có thể mua bán, sinh lời và thậm chí giúp mình làm giàu. Vì ý nghĩ đó mà bà Mỹ đã bám trụ với nghề thu mua phế liệu đồng đã được 30 năm nay. Được mệnh danh là “bà hoàng đồng nát” ở đất Hà Thành là một điều xứng đáng đối với người phụ nữ này.

Ngủ với đồng nát nhiều hơn ngủ với chồng!

Nhìn vào người phụ nữ tuổi 60, ai cũng thấy bà trẻ hơn so với lứa tuổi và còn có phần nhanh nhẹn, tháo vát hơn nhiều người. Bà thường nói đùa rằng mình  ăn ngủ với đống phế liệucòn nhiều hơn cả với chồng, với con. Hơn 30 năm gắn bó với nghề đồng nát, bà Mỹ đã không ngừng cố gắng và siêng năng để có một cuộc sống dư dả cho cả gia đình.
Bà có hai đời chồng, sinh ra 9 người con rồi cũng một thân một mình nuôi những người con này nên người, học hành đầy đủ. Cuộc đời nhiều sóng gió gian nan, tình duyên lận đận nhưng bà lại coi chúng là duyên, chỉ biết cố gắng từng ngày lo cho con cái có được những điều tốt đẹp khác để bù lại thiếu thốn. Vì không có học thức, không nghề nghiệp trong tay, bà chỉ còn biết bám vào đống đồ cũ nát để lo cho mình và đàn con.
Khi có người hỏi tại sao bà lại chọn nghề này để mưu sinh, bà chỉ cười mà không nói. Từ suy nghĩ rất bình thường là xã hội này không chỉ có người giàu. Họ thừa thãi cái ăn cái mặc nhưng còn nhiều người nghèo khó, khổ cực một đời, chưa lần nào biết đến một manh áo mới. Như bản thân bà vậy, chẳng bao giờ nghĩ đến tiền đủ để mua sắm này nọ cho bằng người ta.
Vì vậy mà ý tưởng đi mua bán đồ cũ được nảy ra. Bà Mỹ thu nhặt những món đồ còn dùng được của hội nhà giàu để bán lại cho người nghèo. Họ vừa có đồ rẻ để dùng mà bà cũng được lại đồng ra đồng vào, để mưu sinh qua ngày và có thêm niềm vui. Để có được mặt bằng ngồi buôn bán như vậy thì bà đã phải dịch chuyển đi nhiều nơi. Khi thì ngồi ở khu đất đầu làng rồi lại chuyển đến những nơi khác bởi nó bị giải tỏa mặt bằng.
Đến chỗ này, bà phải thuê và trả tiền hàng tháng mặc dù chỉ là bãi đất trống. Chỗ đó những người nghiện thường xuyên lấy đồ của bà, từ chiếc xe đạp cũ cho đến những thứ linh tinh, hàng hóa. Tiền của mất, bà xót lắm nên chẳng dám đi đâu, chẳng dám rời mắt khỏi nơi mình ngồi.
Tuy vất vả vậy mà bà rất hăng hái, suốt ngày quanh quẩn bên đống đồ cũ, không biết đến bữa cơm gia đình. Người ta bảo bà, già rồi sao không nghỉ ngơi mà cứ cố làm gì. Bà Mỹ vừa thở dài vừa cười nói: “Cái nghề gắn bó cả đời này làm sao bỏ được. Tôi coi nó như sinh mạng vậy. Hơn nữa tôi còn khỏe nên không thể làm phiền con cháu”.

Bà hoàng phế liệu và những người bè bạn hằng ngày

Một anh chàng người Hải Phòng thường xuyên đến giúp đỡ, mời bà Mỹ cà phê, nhiều người nhầm tưởng anh là con trai của bà bởi sự tận tâm và nhiệt tình. Anh nói, vì khâm phục ý chí và nhân cách sống của bà mà anh muốn lui tới. Bà sống tốt, cởi mở chân thành khiến chàng trai trẻ thú nhận mình bị “nghiện”. Trên bãi đất trống giờ đây không còn vắng vẻ như trước mà đã có thêm chú bảo vệ hàng và cô giúp bà tìm hàng để bán, lại có anh thanh niên nhiệt tình gọi “bà”, xưng “con” rộn ràng.
Xung quanh chỗ bà Mỹ ngồi là đầy các thứ đồ đạc, mũ nón, quần áo, ví da và nhiều thứ không thể kể hết tên. Đống hàng có vẻ lộn xộn, nhưng dường như khách hàng muốn mua món gì chỉ cần nói với bà. Bà ngồi một chỗ nhưng tinh tường tất cả mặt hàng, hỏi tới là chỉ vào ngay lập tức, không ai mất công đi tìm. “Siêu thị” của bà đủ mọi ngóc ngách, chật kín đồ đạc khắp lối.
Bà mua lại đồ cũ từ đồng nát của người dân xung quanh rồi bán ra mỗi ngày biết bao nhiêu là thứ. Khách hàng đến mua hàng cũng có, mà đến đổi đồ cũng có, hoặc đem đến bán cho bà những thứ còn dùng được, vì giá sẽ nhỉnh hơn so với đồng nát một chút. Bà Mỹ quan niệm “mua của người chán, bán cho người cần”, vì thế bà vui khi mang được những món hàng còn xài được đến tay người khó khăn không đủ tiền mua đồ mới.
Nơi bà bán hàng chẳng khi nào vắng khách. Có người đến mua cái chăn, người đến chọn đôi giày, cái giường ngủ, nồi niêu, cái ấm đun nước,… cả ngày cứ nhộn cả lên. Mọi người gọi vui bà Mỹ là “cô giám đốc sản xuất” và người bảo vệ thì được đặt cho biệt danh “giám đốc kỹ thuật kiêm bảo vệ” của bãi hàng. Những con người nghèo khó không có việc làm được bà Mỹ cưu mang, tạo công ăn việc làm và hằng ngày bầu bạn cùng bà. Mỗi ngày, ba con người quây quần bên bãi đất nhỏ và gắn bó với nhau như vậy đã lâu mà không chỉ nghĩ về hạnh phúc cho riêng mình.
Nguồn: http://thumuaphelieugiacao.net

loading...
  


Loading...


0 Bình luận: